Chùa Bái Đính là điểm đến tâm linh nổi tiếng thuộc quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình. Hàng năm, nơi đây đón tiếp hàng ngàn phật tử hành hương. Nếu đang có ý đến Chùa Bái Đính thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được chi tiết kinh nghiệm du lịch tại đây.

Vị trí Chùa Bái Đính ở đâu?
Chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện An Viên, tỉnh Ninh Bình. Chùa nằm cách cố đô Hoa Lư 5km theo hướng Bắc và cách thành phố Ninh Bình khoảng 12km.
Chùa Bái Đính Ninh Bình có tổng diện tích lên tới 539 ha. Trong đó, khu chùa Bái Đính cổ chiếm 27ha và khu chùa Bái Đính mới chiếm 80ha.

Khám phá khu du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình
Khu Chùa Bái Đính cổ tự
Đền thờ thánh Nguyễn
Đền thờ thánh Nguyễn là một hạng mục nổi tiếng nằm trong quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình. Đền được xây dựng theo thế đắc địa “tựa núi nhìn sông” . Kiến trúc đền được xây dựng theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần phía trước đền xây dựng theo hình chữ Nhất, còn phần sau đền xây dựng theo chữ Công. Lối kiến trúc này tạo ra sự hài hòa, vững chãi. Bước vào trong chùa, bạn được chiêm ngưỡng những mảng kiến trúc tinh xảo, sinh động.
Đền thờ Thánh Nguyễn có đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Đây là một danh y nổi tiếng đã cứu chữa cho rất nhiều người dân. Ngoài ra, ông còn được nhân dân tôn là tổ sư đúc đồng.

Hang Sáng, Động Tối
Để tham quan hang Sáng, động Tối, bạn phải qua cổng tam quan nơi lưng chừng núi và qua 300 bậc đá. Hết dốc bạn sẽ tới được ngã ba dẫn tới Hang Sáng, động Tối của chùa Bái Đính. Hang sáng là nơi thờ Thần – Phật. Hang sâu 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2 m. Nền và trần bằng phẳng. Như đúng tên gọi, Hang Sáng có đủ ánh sáng tự nhiên để nhìn được rõ bên trong hang. Ngoài cửa hang có tượng hai vị thần uy nghiêm. Khi đi sâu vào bên trong là nơi thờ Phật. Đi đến cuối hang bạn sẽ đến đền thờ thờ thần Cao Sơn.

Động tối tối hơn hang sáng, nhưng lớn hơn. Động thờ Mẫu và các vị tiên. Nhiều tượng thờ ở đây được đặt sâu trong ngách đá. Hang gồm 7 buồng. Có hang ở trên cao, có hang dưới sâu. Các hang trong động đều được thông nhau qua nhiều ngách đá. Trong động Tối được trang trí hệ thống đèn chiếu sáng tạo nên sự huyền ảo. Trên động hang có các mảng đá thạch nhũ đẹp mất hình thành theo mạch nước ngầm. Ở giữa trung tâm động có giếng ngọc. Giếng được hình thành do nước từ trên trần động rơi xuống.

Giếng Ngọc
Giếng Ngọc là giếng chùa được ghi nhận lớn nhất Việt Nam. Giếng này đã có mặt cách đây khoảng 1000 năm, nằm dưới chân núi chùa Bái Đính cổ. Xưa kia, thiền sư Nguyễn Minh Không đã dùng nước ở giếng Ngọc để sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và dân chúng.

Khu Chùa Bái Đính mới
Tháp Chuông Bái Đính

Tháp chuông là một trong những hạng mục công trình nổi tiếng của khu chùa Bái Đính mới Ninh Bình. Đây là tháp chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Nó có chiều cao 5.5m, đường kính rộng 3.5m và khối lượng nặng đến 36 tấn. Chuông đồng Bái Đính được chạm khắc với những mảng cổ tự bằng chữ Hán. Ngoài ra, chuông còn được trang trí bằng các hình rồng nổi sống động..

Tượng phật Di Lặc
Tượng phật Di Lặc tại chùa Bái Đính mới là bức tượng lớn nhất Việt Nam. Tượng nặng khoảng 80 tấn và cao khoảng 10m. Tượng tọa lạc trên một ngọn đồi cao. Khi đứng ở đây, bạn sẽ chiêm ngưỡng toàn cảnh khu chùa Bái Đính rộng lớn.

Hành lang La Hán
Hành lang La Hán là một địa điểm đặc biệt tiếp theo mà bạn không nên bỏ lỡ khi tham quan chùa Bái Đính. Hành lang này dài đến 1052m, bao gồm 234 gian được nối liền hai đầu Tam Quan với nhau. Hành lang La Hán bao gồm 500 bức tượng của các vị La Hán được đúc bằng đá xanh nguyên khối.

Nên đến chùa Bái Đính vào thời điểm nào trong năm?
Tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là khoảng thời gian đẹp nhất và hợp lý nhất để đến chùa Bái Đính Tràng An. Thời tiết mùa xuân mát mẻ, thuận tiện cho việc tham quan. Hơn thế nữa, thời điểm này ở Tràng An và Bái Đính cũng có tổ chức nhiều lễ hội xuân. Bạn có thể du xuân vãn cảnh, lễ chùa và tham gia các lễ hội.

Di chuyển khi đến chùa Bái Đính Ninh Bình bằng phương tiện nào?
Không gian chùa Bái Đính Ninh Bình rất rộng. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể lựa chọn xe điện để di chuyển. Giá vé xe điện tham quan chùa Bái Đính cho người lớn là khoảng 30.000/vé/lượt. Nếu cả khứ hồi sẽ là 60.000/vé khứ hồi. Trẻ em dưới 1m sẽ được miễn phí vé. Còn trên 1m sẽ được tính như người lớn.
Giá vé tham quan vào chùa Bái Đính Ninh Bình
Hiện nay, tham quan chùa Bái Đính bạn sẽ không phải mất vé vào cửa. Nếu có nhu cầu, bạn có thể thuê thêm hướng dẫn viên du lịch. Chi phí thuê hướng dẫn viên cho chùa Bái Đính khoảng 300.000 đồng. Nếu đi cả chùa mới và chùa cổ sẽ là 500.000 đồng.

Một số lưu ý khi đi tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình
- Bạn nên lựa chọn những đôi giày thể thao để dễ dàng đi lại. Khuôn viên chùa Bái Đính rất rộng và bạn cũng sẽ cần di chuyển nhiều.
- Nên mua đồ lưu niệm ngoài chùa. Vì trong chùa, giá sẽ thường “mắc” hơn bên ngoài nhiều.
- Chuẩn bị tiền lẻ để cầu bình an, may mắn cho gia đình.
- Bạn nên mang theo ô, nón, chai nước phòng mưa, nắng.